Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rất đáng sợ, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, mỗi người cần phải trang bị cho mình kiến về bệnh giang mai là gì để có thể chủ động phòng ngừa và có biện pháp xử trí kịp thời. Vậy hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của uslithiumcorp.com chúng tôi để có được thông tin cần thiết nhất nhé.
I. Giang mai là bệnh gì?
Tương tự với HIV, giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục, đường máu do một loại xoắn khuẩn gây ra. Khi quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn thì sẽ tạo điều kiện cho xoắn khuẩn này xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra, sự tiếp xúc với dịch tiết ra từ những vết xước trên da hoặc niêm mạc tổn thương do giang mai gây ra cũng khiến bệnh được lây nhiễm.
Theo kết quả thống kê, nữ giới có tỷ lệ mắc giang mai cũng như các bệnh liên quan đến đường tình dục cao hơn so với nam giới bởi vì bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo mở. Vì thế, nếu giang mai không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây da những tổn thương nghiêm trọng như đau nhức xương, phát ban ra ngoài, viêm loét bộ phận sinh dục…
II. Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai
Như đã đề cập khi giải thích bệnh giang mai là gì, nguyên nhân gây ra bệnh này là do xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum và lây chủ yếu qua đường tình dục. Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khác khiến nguy cơ mắc giang mai tăng cao, đó là:
- Quan hệ tình dục không thực hiện các biện pháp an toàn
- Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc truyền máu
- Mẹ mắc giang mai nhưng không được điều trị nên lây nhiễm sang con.
III. Dấu hiệu theo từng giai đoạn bị giang mai
Bệnh giang mai sẽ thường trả qua thời gian ủ bệnh và phát bệnh trong khoảng 90 ngày, được chia thành 3 giai đoạn với những triệu chứng như sau:
1. Giai đoạn 1
Thời gian ủ bệnh là trong khoảng 3 tuần đầu. Qua quãng thời gian này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của giang mai là săng và hạch.
Vị trí thường gặp nhất chính là niêm mạc sinh dục. Nó có thể là một vệ trợ nông, hình bầu dục hoặc hình tròn có kích thước khoảng 0.5 đến 2cm. đáy săng có màu đỏ, khi bóp vào không thấy đâu.
Săng giang mai thường xuất hiện ở môi lớn hoặc mép âm hộ nữ giới và ở quy đầu, bìu hoặc dưng vật nam giới. Tuy nhiên, săng cũng có thể xuất hiện ở môi, lưỡi…
Sau khoảng 5-6 ngày từ khi có săng thì hạch sẽ xuất hiện. Hạch thường sưng to thành chụm ở vùng bẹn, bên trong có một hạch to nhất.
2. Giai đoạn 2
Đây là giai đoạn người bệnh bắt đầu nhiễm bệnh, thường diễn ra sau khi săng xuất hiện khoảng 45 ngày và kéo dài trong khoảng 2 đến 3 năm. Lúc này, các triệu chứng ở người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, hình thành những vết sần và có hiện tượng nhiễm trùng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện tình trạng lở loét, phỏng nước. Không những thế, các vết thương còn nổi mủ và lan rộng ra những vùng da tổn thương xung quanh.
3. Giai đoạn 3
Giai đoạn 3 là khi bệnh diễn tiến nặng, không chỉ có bộ phận sinh dục chịu tổn thương mà những cơ quan khác của cơ thể cũng bị tấn công như gan, tim, cơ bắp… Thậm chí bệnh giang mai còn tấn công lên não gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
IV. Phương pháp xét nghiệm, điều trị bệnh giang mai
1. Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Xét nghiệm máu: phương pháp xét nghiệm này sẽ xác nhận sự hiện diện của kháng thể cơ thể sản xuất để chống lại nguy cơ nhiễm trùng. Những kháng thể này vẫn tồn tại nhiều năm trong cơ thể người bệnh nên kết quả xét nghiệm có thể xác định được nhiễm trùng trong quá khứ hoặc hiện tại.
- Xét nghiệm dịch não tủy: đây là phương pháp áp dụng đối với những người bệnh nghi ngờ biến chứng thần kinh do giang mai gây ra. Theo đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch não tủy bằng thủ thật chọc dò thắt lưng để chẩn đoán.
2. Phương pháp điều trị
Qua thông tin giải thích bệnh giang mai là gì, có thể thấy bệnh gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe nên việc điều trị cần được thực hiện sớm. Phương pháp điều trị giang mai phổ biến nhất hiện nay là dùng thuốc khắc chế.
Nếu được điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu tiên thì bệnh giang mai có thể được chữa khỏi bằng thuốc. Với trường hợp người bệnh bị giang mai thứ cấp, tiềm ẩn sơ cấp thì phương pháp được khuyến nghị là tiêm Penicillin.
Sau khi người bệnh được điều trị giang mai bằng thuốc thì các bác sĩ sẽ có những yêu cầu sau:
- Tiến hành xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo khả năng ấp ứng với Penicillin.
- Không quan hệ tình dục cho đến điều trị xong và có kết quả xét nghiệm máy.
- Thông báo cho bạn tình biết về tình trạng bệnh lý để họ chủ động đi kiểm tra sức khỏe.
- Xét nghiệm tìm kiếm nguy cơ, sự có mặt của virus HIV.
V. Một số điều cần lưu ý với người mắc giang mai
- Bệnh giang mai khi tiến triển đến giai đoạn 3 thì rất nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, khi thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu liên quan đến cơ quan sinh dục thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.
- Để các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác, bạn cần phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tình hình sức khỏe của bản thân. Đồng thời cũng cần phải trung thực nêu rõ đời sống tinh dục của bản thân bởi vì đây chính là cơ sở quan trọng để bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần giữ sự lạc quan. Bởi vì tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh giang mai.
- Nên quan hệ tình dục an toàn và có biện pháp bảo vệ. Xây dựng lối sống quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã biết được bệnh giang mai là gì. Có thể thấy đây là căn bệnh rất nguy hiểm và cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Bạn hãy tự bảo vệ bản thân mình cũng như bạn đời của mình trước sự lây lan của giang mai là điều cần thiết. Do đó, khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn hãy đến bệnh viện để được tư vấn, thăm khám kịp thời nhé.