Giải đáp chi tiết các lỗi trong bóng đá đầy đủ nhất cho người mới

cac-loi-trong-bong-da

Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA trong những năm qua không ngừng hoàn thiện các điều luật và đưa ra các quy định chung trong việc xử phạt các pha phạm lỗi trong bóng đá. Để có thể trở thành một người am hiểu môn thể thao vua, hãy cùng trang uslithiumcorp.com tìm hiểu về các lỗi trong bóng đá chi tiết nhất ngay sau đây.

Các lỗi trong bóng đá chi tiết nhất

Trong bóng đá các lỗi được chia làm 2 loại cơ bản nhất là lỗi dẫn đến quả phạt trực tiếp và lỗi dẫn đến quả phạt gián tiếp. 

Các lỗi dẫn đến quả phạt trực tiếp

Phần lớn các lỗi trong bóng đá dẫn đến quả phạt trực tiếp liên quan đến việc các cầu thủ va chạm với nhau. Mặc dù các cuộc tranh chấp giữa các cầu thủ là không thể tránh khỏi, Luật bóng đá hiện hành ngăn chặn hầu hết các va chạm mang tính thô bạo trên mức cần thiết.

Có nghĩa là khi tranh chấp bóng, mục tiêu của bạn phải hướng vào bóng chứ không phải mang tính triệt hạ cầu thủ đối phương.

Các quy tắc cơ bản nhất là cấm lao vào, nhảy vào, đá (hoặc cố gắng đá), xô đẩy, tấn công (hoặc cố gắng tấn công), vấp ngã (hoặc cố gắng vấp ngã) với cầu thủ đối phương.

Do đó, bạn có thể chứng kiến các trận đấu mà một cầu thủ cố gắng lấy bóng của đối phương, nếu pha đó vào trúng bóng và đối phương ngã thì không bị coi là phạm lỗi. Tuy nhiên, nếu cầu thủ đá vào chân đối phương chứ không phải vào bóng thì được tính là tình huống phạm lỗi.

cac-loi-trong-bong-da-da-phat-truc-tiep
Các lỗi dẫn đến quả phạt trực tiếp

Điều này đặc biệt nguy hiểm khi bạn ở trong khu vực 16m50 của đối phương. Nếu phạm lỗi, đội nhà phải chịu một quả đá phạt 11m.

Một trong các lỗi cơ bản trong bóng đá là dùng tay chơi bóng. Đây cũng là một lỗi dẫn đến một quả đá phạt trực tiếp. Ngoại trừ thủ môn trong khu vực vòng cấm địa, bất kỳ mọi cầu thủ trên sân đều không được (hay cố ý) dùng tay chơi bóng.

Riêng về lỗi chơi bóng bằng tay đã có rất nhiều thay đổi trong những năm qua. Luật mới quy định nếu một cầu thủ để bóng chạm tay nhưng trước đó bóng đá chạm vào một bộ phận cơ thể của anh ta thì tình huống này không tính là một lỗi. Hơn nữa trong trường hợp bóng chạm tay mà tay của cầu thủ đó để sát người và không phình to bất thường thì trọng tài cũng không bắt lỗi trong tình huống này.

Còn đối với các tình huống dẫn đến bàn thắng, nếu trước đó có một cầu thủ của đội ghi bàn dù cố ý (hay không cố ý) để bóng chạm tay thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, bàn thắng đó sẽ không được công nhận.

Tóm lại, các lỗi trong bóng đá dẫn đến một quả đá phạt trực tiếp có thể chia thành 10 lỗi cơ bản, cụ thể:

  • Người chơi đá hoặc cố gắng đá đối thủ.
  • Người chơi ngáng chân hoặc cản trở đối thủ không đúng luật.
  • Người chơi “phi” vào người đối thủ.
  • Người chơi cố ý chèn ép vào người đối thủ.
  • Người chơi tấn công hoặc cố gắng tấn công đối thủ.
  • Người chơi cố tình dùng tay xô ngã đối thủ.
  • Người chơi cố tình kéo áo, kéo quần đối thủ.
  • Người chơi thực hiện động tác xoạc bóng nhưng trúng vào chân đối thủ
  • Người chơi cố tình dùng tay chơi bóng.

Cách thực hiện quả đá phạt trực tiếp

Bên được hưởng quả phạt trực tiếp sẽ đặt bóng vào vị trí phạm lỗi. Nếu phạm lỗi trong khu vực 16m50, đặt bóng ở chấm 11m trước khung thành đối phương. Đây được gọi là một quả phạt đền. Bất kỳ cầu thủ nào của bên bị phạm lỗi đều có thể thực hiện quả phạt trực tiếp.

Với các quả phạt trực tiếp, nếu bóng bay thẳng từ chân người sút vào khung thành dù có chạm hay không chạm một cầu thủ nào đó thì bàn thắng vẫn được xem là hợp lệ.

Các lỗi dẫn đến quả phạt gián tiếp

Một số lỗi trong bóng đá dẫn đến các tình huống phạt gián tiếp và người thường bị mắc lỗi này là các thủ môn. Cụ thể như sau:

  • Thủ môn bắt bóng, chạm tay vào bóng sau đường chuyền về của đồng đội.
  • Thủ môn bắt bóng sau quả ném biên của đồng đội.
  • Trong tình huống bóng sống, thủ môn bắt lại bóng sau khi đã thả bóng xuống sân.
cac-loi-trong-bong-da-chi-tiet
Các lỗi dẫn đến quả phạt gián tiếp

Cách thực hiện các quả phạt gián tiếp

Quả phạt gián tiếp được thực hiện tại vị trí phạm lỗi, ngay cả khi nó nằm trong vòng cấm địa của cầu thủ phạm lỗi (thì cũng sẽ không có một tình huống đá phạt đền).

Với các quả đá phạt trực tiếp, bàn thắng chỉ được công nhận khi bóng từ người sút phải chạm vào một cầu thủ khác (có thể là đồng đội hoặc đối thủ) trước khi đi vào lưới.

Các hình thức phạt thẻ trong bóng đá

cac-loi-trong-bong-da-da-phat-gian-tiep
Các hình thức phạt thẻ trong bóng đá

Như vậy là bạn cùng vừa điểm qua những thông tin cần biết về các lỗi trong bóng đá. Va chạm là điều rất khó tránh khỏi trong những trận đấu bóng đá chính vì thế những quy định khắt khe về các lỗi và thẻ phạt là vô cùng cần thiết. Có hai hình thức phạt thẻ cơ bản nhất là thẻ vàng và thẻ đỏ.

Với thẻ vàng, cầu thủ nhận thẻ này được coi là lời cảnh cáo của trọng tài đối với cầu thủ đó. Người chơi đã bị thẻ vàng vẫn có thể tiếp tục tham gia trận đấu. Ngược lại, cầu thủ bị cảnh cáo lần thứ hai (với thẻ vàng thứ hai) sẽ bị đuổi khỏi sân. Và đội đó sẽ tiếp tục chơi với chỉ 10 người trên sân.

Thẻ đỏ là một hình phạt nghiêm khắc, có thể nói là hình phạt nặng nhất trong tất cả các hình phạt trên sân bóng. Cầu thủ bị thẻ đỏ sẽ bị truất quyền thi đấu và cầu thủ đó thậm chí không được phép ở lại khu vực kỹ thuật của đội và phải rời sân hoàn toàn.

Nếu cầu thủ nhận thẻ đỏ là thủ môn, huấn luyện viên phải thay một trong mười cầu thủ trên sân bằng một thủ môn mới. Vị trí người gác đền không bao giờ được để trống và bắt buộc phải có một thủ môn là quy định của bóng đá.

Trong trường hợp mà một đội đã hết quyền thay đổi cầu thủ, thì mười cầu thủ trên sân thì bắt buộc phải có một người chuyển xuống làm thủ môn.

Có thể thấy các lỗi trong bóng đá và các hình phạt được quy định khá rõ ràng và cụ thể nhằm giúp trận đấu trở nên công bằng. Nếu muốn biết thêm về những kiến thức hay về thế giới túc cầu, đừng quên truy cập trang web của chúng tôi thường xuyên nhé.