Hầu đồng hay còn được gọi với tên khác là lên đồng. Đây là nghi lễ tâm linh còn chứa nhiều điều bí ẩn nên nhiều người vẫn cho rằng hầu đồng là mê tín dị đoan. Tuy nhiên có thật sự là như vậy? Bài viết dưới đây của uslithiumcorp.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hầu đồng là gì, cũng như ý nghĩa của nghi lễ tâm linh này.
I. Tìm hiểu hầu đồng là gì?
Hầu đồng là nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu – đây là tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Thời nguyên thủy, người Việt sống bằng nghề nông nghiệp nên coi đất mẹ chính là ngọn nguồn của sự sống, mặt trăng là thứ ánh sáng của thần linh và thờ phụng người mẹ như một nữ thần bất diệt.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã tồn tại bền bỉ và rất mạnh mẽ, kể cả khi các tôn khác du nhập và Việt Nam. Thờ Mẫu có nhiều hình thức khác nhau như mẫu Tứ phủ, mẫu Tam phủ… Thông qua người trung gian là bà đồng, ông đồng và hình thức tâm linh chính là lên đồng, những con nhang đệ tử của đạo Mẫu có thể giao tiếp với thần linh, cầu xin thần linh phù hộ hoặc nghe lời truyền dạy của thần linh.
Qua quá trình của lịch sử, bên cạnh thờ Mẫu, người Việt còn thờ Đức Ông – là những vị nhân thần hoặc nhiên thần được người dân xưng tụng. Dần dần hầu đồng đã trở thành hình thức tâm linh của nhánh tín ngưỡng thờ Mẫu, với thờ Đức Thánh Trần, thờ ông Hoàng Mười…
Hình thức thể hiện của hầu đồng chính là hát chầu văn và diễn múa, mỗi giá hầu đồng sẽ có những bài múa, bài hát khác nhau. Các ông đồng, bà đồng sẽ làm nhiệm vụ kết nối tâm linh, một mặt là truyền lại ý chỉ của thần linh đến các con nhang đệ tử, mặt khác bày tủ nguyện vọng tới thần linh.
Như vậy, với thắc mắc hầu đồng là gì thì có thể hiểu đây là hình thức văn hóa dân gian, bao gồm cả tâm linh và nghệ thuật biểu diễn. Về bản chất hầu đồng là hình thức kết nối tâm linh giữa người trần với thế giới siêu nhiên. Việc hay không thế giới siêu nhiên thì đến nay vẫn còn là bí ẩn nên hầu đồng vẫn mang cho mình màu sắc của sự kỳ bí.
II. Ai có thể hầu đồng?
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về những người có thể hầu đồng cũng như chưa có câu trả lời chính xác về thắc mắc ai có thể hầu hồng. Tuy nhiên, đa số người hầu đồng đều có căn hoặc do di truyền của gia tộc hay hệ thần kinh yếu.
Những người hệ thần kinh yếu khi đến đền, phủ sẽ bị nhập và được gọi là ốp đồng. Vì thế mà người ta thường gọi những người này là cao số, số nặng, có duyên với các vị Thánh trong tứ Phủ.
Thông thường, người có căn nếu chưa trình Thánh, ra đồng thì sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, hay bị bệnh tật, làm ăn thất bát…
Chỉ khi hầu đồng, sức khỏe của những người này mới khôi phục, công việc làm ăn hanh thông. Đặc biệt, khi đã hầu đồng, tùy theo lịch nhưng thường vào dịp tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ, các ông đồng/bà đồng sẽ làm lễ lên đồng.
III. Nghi thức hầu đồng thực hiện như thế nào?
Theo quan niệm, một khi hầu đồng thì ông đồng/bà đồng sẽ không còn là chính mình mà do Thánh nhập vào điều khiển. Vì thế, hầu đồng là gì, ông đồng/bà đồng cần chuẩn bị những gì cho nghi thức hầu đồng.
1. Những lễ vật cần chuẩn bị
Lễ vật cho buổi hầu đồng thường khá đơn giản, gồm có đồ cúng bình thường như xôi, thịt, hoa quả, vàng mã, trầu cau… Tuy nhiên hiện nay, lễ vật hầu đồng ngày càng đa dạng và phong phú.
Bên cạnh việc chuẩn bị những đồ lễ, thì chuẩn bị cho buổi hầu đồng, các cô đồng/cậu đồng còn phải chuẩn bị thêm dàn nhạc, trang phục theo các giá đồng. Đặc biệt, màu sắc của trang phục phải phù hợp với từng Phủ. Cụ thể là: màu đỏ là của Phủ Thiên; màu vàng là Phủ Địa, màu trắng là Phủ Thoải và màu xanh là Phủ Nhạc.
2. Hầu đồng làm những việc gì?
Trong buổi hầu đồng, ông đồng/bà đồng sẽ được Thánh nhập vào và thực hiện theo chỉ thị của Thánh. Vì thế, ông đồng/bà đồng thường nhảy múa, ban lộc, phán truyền qua tiếng hát hoặc nhạc cung đình.
3. Một giá đồng thực hiện theo trình tự nào?
Khi hầu một giá đồng, ông đồng/bà đồng sẽ thực hiện theo quy trình sau:
- Thay lễ phục: Do mỗi giá đồng sẽ có bộ trang phục phù hợp với màu sắc của từng giá. Vậy nên, bước đầu tiên khi hầu đồng là ông đồng/bà đồng sẽ thay lễ phục phù hợp với giá mà mình sẽ hầu.
- Trong một buổi hầu đồng có thể có nhiều giá đồng khác nhau. Vì thế, trước khi bắt đầu giá đồng mới, ông đồng/bà đồng sẽ thay trang phục cho phù hợp.
- Dâng hương hành lễ: Mục đích của hành động này là nhằm xua đuổi tà ma. Ông đồng/bà đồng sẽ thực hiện các động tác: tay trái cầm bó nhang đã được đốt sẵn bọc trong khăn có thẩm hương, tay phải rút một nén nhang rồi làm động tác như phù phép.
- Lễ Thánh giáng: Khi thánh nhập thì ông đồng/bà đồng sẽ buông nén hương đang cầm trên tay; lúc này họ không còn là bản thân nữa nên sẽ nhảy múa một cách rất nhịp nhàng, uyển chuyển.
- Múa đồng: Đây là một trong những cách để ông đồng/bà đồng khẳng định Thánh đã nhập. Có người sẽ múa cờ, múa long đao, mua tay không, múa kiếm…
- Tùy theo từng giá đồng mà các động tác múa sẽ khác nhau nhưng thường có ảnh hưởng từ chèo, các vũ điệu dân gian. Thứ tự Thánh giáng sẽ từ cao xuống thấp như sau: Thánh Mẫu, Quan lớn…
- Bạn lộc và nghe chầu văn: Sau khi đã múa thì để biểu hiện sự hài lòng của mình, các Thánh sẽ thưởng tiền cho những người trong dàn nhạc. Đồng thời, Thánh cũng thưởng rượt, tiền, hoa quả, thuốc lá… để thưởng cho những người ngồi dự xung quanh.
- Thánh thăng: Khi ông đồng/bà đồng ngồi yên, hai tay bắt chéo trước trán, khẽ rùng mình thì tức là Thánh thăng và giá đồng đó kết thúc.
IV. Hầu đồng có phải mê tín dị đoan?
Như đã đề cập trong phần khái niệm hầu đồng là gì, đây là một tín ngưỡng dân gian, không phải là mê tín dị đoan. Những trong quá trình thể hiện tín ngưỡng này, con người đã có những nhận thức sai lệch khiến nảy sinh mê tín dị đoan.
Vấn là hình thức tín ngưỡng dân gian, hầu đồng như buổi lễ bày tỏ niềm tin, ca ngợi thần linh đồng thời cũng là cuộc diễn xướng tập thể. Không hề có căn cứ văn hóa nào chỉ ra rằng hầu đồng có tác dụng giải vận hạn, cầu may, cầu phúc hay giá càng to thì càng có lộc.
Ý nghĩa cầu may mắn, chữa bệnh của hầu đồng chỉ yếu là về niềm tin. Vì thế, những buổi hầu đồng biến tướng, những con nhang đệ tử mù quáng không hiểu rõ bản chất của hầu đồng và ý nghĩa văn hóa của nghi thức này nên đã bị lợi dụng.
Dù ở góc độ tâm linh hay văn hóa, hầu đồng là một nghi lễ cần được bảo tồn và phát huy. Nhưng phải phát huy tích cực, tiến bộ để thể hiện được toàn bộ giá trị của nghi lễ này là điều không dễ dàng. Do đó, mọi người cần hiểu chính xác hầu đồng là gì để tôn thờ một cách đúng đắn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về nghi lễ hầu đồng. Cơm bạn bạn đã quan tâm đến bài viết.